Chính quyền trung ương Hành_chính_Việt_Nam_thời_Tự_chủ

Thời Tự chủ, các Tiết độ sứ tuy cai trị độc lập nhưng trên danh nghĩa vẫn là phiên thần của Trung Quốc. Sử sách ghi chép không rõ thông tin về bộ máy chính quyền trung ương do họ Khúc và các Tiết độ sứ kế tiếp thiết lập trong lãnh thổ mà họ cai trị. Các sử gia nhìn nhận là bộ máy còn khá giản đơn, hoạt động chưa được thể chế hóa, việc lựa chọn quan lại chưa có chế độ rõ rằng, pháp luật chưa thành văn[1]

Trung tâm Tĩnh Hải quân vẫn được các Tiết độ sứ đặt tại Đại La (Tống Bình cũ, tức Hà Nội) như thời thuộc Đường. Có ý kiến cho rằng Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Quốc, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ. Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân, thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ. Do đó lực lượng này dễ tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại. Việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại trước quân Nam Hán được xem có một nguyên nhân từ đây[2].